HỘI CHỨNG ANTIPHOSPHOLIPID

0210.246.9999  TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ NAM HỌC

Đường Nguyễn Tất Thành - P. Nông Trang - TP. Việt Trì - Phú Thọ
Trang chủ/Tin tức sự kiên/HỘI CHỨNG ANTIPHOSPHOLIPID

Bác Sĩ Tư Vấn

tuvan

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng nhấn vào nút bên dưới hoặc gọi đến số điện thoại 0210 246 9999

Tư Vấn Ngay

HỘI CHỨNG ANTIPHOSPHOLIPID

29/03/2019 - 20:38

Hội chứng Antiphospholipid là một bệnh lý tự miễn, gây ra tình trạng tăng đông. Mẹ bầu bị hội chứng Antiphospholipid sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến sinh sản.

 

1. Hội chứng kháng phospholipid (Antiphospholipid syndrome- APS) 

Hội chứng kháng phospholipids (APS) được đề cập lần đầu năm 1983, là tình trạng bệnh lý liên quan tắc mạch, sẩy thai liên tiếp và đi kèm giảm tiểu cầu, tăng kháng thể kháng phospholipids (aPL). Nhóm các kháng thể kháng phospholipids mà đại diện chủ yếu 2 loại: chống đông lupus (lupus anticoagulant- LA) và kháng kháng thể cardiolipin (aCL). Chẩn đoán dựa vào kháng thể kháng phospholipids LA, aCL hoặc cả hai dương tính. Phần lớn các trường hợp sẩy thai liên tiếp mà không tìm thấy nguyên nhân liên quan đến bệnh lý antiphospholipid. Định lượng kháng-kháng thể huyết thanh thấy 30% các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân có nồng độ kháng kháng thể huyết thanh tăng mà chủ yếu là tăng các kháng-kháng thể phospholipids (Antiphospholid antibodies- aPL). 

Hơn nữa, APS không những là nguyên nhân sẩy thai liên tiếp mà còn liên quan đến tình trạng bệnh lý khác: đẻ non, suy rau thai- thai kém phát triển, tiền sản giật, tắc mạch. Điều trị aPL sẽ cho kết quả đẻ trẻ khoẻ mạnh và phòng được tai biến sản khoa. Số liệu cho thấy tỷ lệ đẻ con sống đạt 50% ở những bệnh nhân được điều trị.

 

2. Xét nghiệm hội chứng Antiphospholipid

Mẹ bầu bị hội chứng Antiphospholipid sẽ có xét nghiệm dương tính với anti-cardiolipin, yếu tố kháng đông lupus hoặc kháng thể anti-beta-microglobulin và có kèm theo tiền sử tắc mạch hoặc các biến chứng trong thai kỳ (thai chậm tăng trưởng trong tử cung, bị tiền sản giật nặng, thai chết lưu trong tử cung hay sảy thai liên tiếp). Muốn chẩn đoán hội chứng này, cần phải thực hiện các xét nghiệm hội chứng Antiphospholipid, bao gồm có ít nhất một tiêu chuẩn lâm sàng (như sảy thai liên tiếp, dấu hiệu giảm tiểu cầu, huyết khối tĩnh mạch,...) đồng thời có kết quả dương tính trong xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid (của một trong 3 loại kháng thể) ít nhất 2 lần trong khoảng thời gian cách nhau khoảng 12 tuần. Nói chung, có nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị đối với các trường hợp bệnh lý này.

 

3. Điều trị

Lovenox hoặc Clexane (Sanofi-Aventis) 0.2ml (~20mg) hoặc 0.4ml (~40mg)/ngày, tiêm dưới da đến khi thai 12 tuần. Phối hợp Aspegic 100mg/gói/ngày.

hoichungantiphospholipidlagiconguyhiemkhong3 20191024111143

Liên hệ

TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ NAM HỌC - BỆNH VIỆN SẢN NHI PHÚ THỌ

 Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành -  Nông Trang - TP Việt Trì - Phú Thọ

 Điện thoại:0210 246 9999

Email:[email protected] 

Website:www.ivfphutho.com

Bản đồ

Facebook

TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ NAM HỌC - BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH PHÚ THỌ - THẤU HIỂU, TẬN TÂM, ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC